Những lưu ý khi đi mua vợt cầu lông

27/05/2020
nhung-luu-y-khi-di-mua-vot-cau-long

Dưới đây thể thao Thiên Trường xin được nêu ra những lưu ý khi đi mua vợt cầu lông cho các bạn

Những lưu ý khi đi mua vợt cầu lông

Những lưu ý khi đi mua vợt cầu lông

1.     Thông số G – Chu vi cán vợt

G biểu diễn độ lớn của tay cầm: G (grip) càng lớn thì cán vợt càng nhỏ. Các dòng vợt phân phối cho thị trường Châu Á thường là G4, G5 – cán cầm nhỏ, trong khi đó ở Châu Âu, Mỹ cán vợt thường lớn hơn (G2, G3).

những lưu ý khi chọn vợt cầu lông

Lưu ý thông số G khi đi mua vợt cầu lông

2.     Thông số U – Trọng lượng

Tại sao cứ phải U mà không phải là V, X, Y…? U là chữ cái đầu tiên của từ Under và mốc chuẩn là 100 gram. Mỗi đơn vị U tương ứng với 5 gram. Như vậy, trọng lượng của vợt sẽ được tính 1U = 100 – 5, 2U = 100 – 2×5, 3U = 100 – 3 x5, 4U = 100 – 4×5

U biểu diễn cho trọng lượng của vợt: U càng lớn vợt càng nhẹ và ngược lại U càng nhỏ vợt sẽ càng nặng. Các trọng lượng vợt thường gặp là 2U, 3U, 4U và 5U (2U: 90-94g; 3U: 85-89g; 4U: 80-84g; 5U: <80g). Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, trọng lượng của vợt có thể nặng thêm xấp xỉ 10g. Vợt có trọng lượng lớn hơn (U nhỏ hơn) thường có khả năng chịu lực tốt hơn và mức độ căng lưới cao hơn.

Lưu ý trọng lượng của vợt khi đi mua

Lưu ý trọng lượng của vợt khi đi mua

3.      Chiều dài vợt

Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm; hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi "long" hoặc "longsize", với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của Yonex dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). Các hang khác như Flypower, Astec, ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để dự trữ), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi.

Độ dẻo của vợt là 1 yếu tốt rất quan trọng khi đánh giá 1 cây vợt

>>Xem thêm: lưới cầu lông, vợt cầu lông yonex, vợt cầu lông fleet

4.     Balance Point – Điểm cân bằng của vợt

Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

Là 1 con số cụ thể để đánh giá vợt nặng đầu, nhẹ đầu. Trong vợt cầu lông thì hầu hết coi những vợt có bp < 285mm là nhẹ đầu, từ 285-295mm là cân bằng đến hơi nặng đầu, >295mm là rất nặng đầu.

Vợt Công-Thủ – cân bằng (even balance)

Vợt Công – nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) : phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

Vợt cầu lông Flypower

Vợt Thủ – nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) : phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

Xem qua thông số vợt là 1 cách tham khảo hữu ích

lưu ý điểm cân bằng khi đi mua vợt

Lưu ý điểm cân bằng khi đi mua vợt

5. Mức độ trợ lực

Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:

* Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.

– Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module* cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

– Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao* có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.

– Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao*.

– Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

– Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.\

>>Xem thêm: trụ cầu lông , quả cầu lông

6.     Độ dẻo cán vợt

Độ dẻo cán vợt thường phân ra 5 bậc:

– Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ

– Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng

– Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.

– Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường của mình.

– Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.

7. Dây đan vợt

Dây càng to sẽ bền nhưng không nẩy khi đánh cầu.

Dây đan vợt mảnh cầu nẩy, độ bền kém

Dây có đường kính 0.70 nẩy nhất ở sức căng 10.20kg.

Dây có đường kính 0.66mm nẩy nhất ở sức căng 9.00kg.

Lưu ý dây đan khi đi mua vơt cầu lông

Lưu ý dây đan khi đi mua vơt cầu lông

Mong rằng những lưu ý khi đi mua vợt cầu lông trên sẽ giúp các bạn chọn được cho mình một chiếc vợt ưng ý.